chinhgoc.vn

Tiên phong đặc sản Việt Nam - 20.000 đã người sử dụng sản phẩm 0901148123

Rượu cần Chu Ru

Giá :
200,000₫
Quy cách đóng gói :

Nhắc đến Tây Nguyên không ai quên nhắc đến rượu cần với hương vị làm say mê lòng người, ai đã thử thì khó mà kìm lòng quay lại nơi đây. Rượu cần có rất nhiều loại, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có một bí quyết chế biến khác nhau gắn liền với tên gọi của nó như rượu cần Tây Nguyên có rượu cần Y Miên - đặc sản DakLak, rượu cần Chu Ru - đặc sản Lâm Đồng hay rượu cần Hòa Bình ở đặc sản miền Bắc,... Trong đó rượu cần Chu Ru được làm từ một loại men rất đặc biệt, cần sự kỳ công của người làm nên rượu.

  • Chính Gốc -  Mua tại chinhgoc.vn không lo gì cả
  • Giao hàng toàn cầu, nhanh chóng tận nơi
  • Cam đoan hoàn tiền nếu không hài lòng về chất lượng sản phẩm
  • Lưu ý: giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển

Mua offliine tại địa chỉ: Lô 13 Trần Bạch Đằng, TP Đà Nẵng  0901148123

Hình ảnh thực tế

Rượu cần Chu Ru
Rượu cần Chu Ru

Giới thiệu rượu cần Chu Ru

  • Rượu cần Chu Ru là thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là người Lâm Đồng - Đà Lạt. Bất cứ nhà giàu hay nghèo, trong nhà cũng phải có chóe rượu để sẵn phòng khi có khách và những dịp buôn làng có lễ hội. Vì thế, rượu cần Đà Lạt đã trở thành một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ hội của đồng bào nơi đây.

Đặc điểm rượu cần Chu Ru

  • Rượu cần Chu Ru là gì? Rượu cần Chu Ru là tên gọi loại rượu ủ trong chum, không qua chưng cất, khi uống phải dùng cần làm bằng thân cây trúc hoặc dây mây đục thông lỗ để hút rượu.
  • Nguyên liệu để làm rượu gồm gạo lứt, men và vỏ trấu.
  • Men rượu được các đồng bào dân tộc ở đây làm rất kỳ công, mệt nhọc khi phải lên rừng tìm kiếm các loại cây như Dong Patơi, Dông ơ mre, Dông Wong, Dong dă, Kruz. Sau khi có đủ 5 loại cây trên, người ta đem phơi nắng 4 loại men “đực” cho héo khô, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào cối giã cho đến khi thành bột. Sau đó bỏ vỏ vào nia đem phơi nắng cho khô. Bấy giờ người ta đem gạo ra ngâm nước một đêm, vớt ra để cho ráo, rồi giã thành bột. Cây men “cái” Kzut bây giờ mới đem ra sử dụng bằng cách bỏ vào nồi nước đun cho thật sôi cho ra hết chất men trong cây. Cuối cùng trộn tất cả lại thành thứ hỗn hợp bột cây lẫn với bột gạo, nhào cho dẻo rồi nặn thành từng nắm tay hay vo tròn như quả trứng. Đây là men để làm rượu. Đem men sắp vào thau nhựa, lấy lá Kzut đắp lên mặt để qua đêm. Hôm sau đem phơi ra nắng cho thật khô. Men này chỉ sử dụng làm rượu sau một tháng, nếu đem dùng sớm quá rượu bị chua, còn nếu để lâu hơn 6 tháng thì men sẽ mất tác dụng.

Quá trình làm nên rượu ngon như thế nào?

Điều quyết định rượu cần có ngon hay không là ở khâu làm men rượu, vì rượu có đậm vị hay không là ở men.

  • Đầu tiên nấu gạo thành cơm, khi chín đổ ra nia rồi đánh cho tơi, nhất thiết không để bị đóng cục. Men giã nhỏ trộn đều với cơm. Sau đó trộn một ít vỏ trấu vào hỗn hợp men và cơm rồi ủ rượu trong gùi độ 24 giờ.

  • Ủ xong đổ ra nia trộn lại một lần nữa cho thật đều mới cho vào chiếc choé. Cuối cùng lấy tro bếp trộn với ít nước cho thật dẻo rồi lấy lá chuối đắp lên miệng làm nắp đậy.

  • Để rượu từ 10 ngày cho đến giáp một tháng là uống được, nhưng rượu ngon nhất vẫn là rượu để vài ba tháng.

  • Chóe đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men.

  • Các cần tre dùng để uống rượu.

Cách sử dụng

Làm rượu cần vốn đã cầu kỳ, người Lâm Đồng - Đà Lạt uống rượu cũng cầu kỳ không kém.

  • Bước 1: Rửa sạch cần hút cả bên trong và bên ngoài
  • Bước 2: Mở nắp bịt bên trong choé, lấy tay nhấn tre gài trên miệng choé, nếu thấy không chặt tay, bạn lấy thêm lá chuối đè lên, càng đè chặt bao nhiêu thì rượu càng ngon và lâu nhạt hơn, lót trên miệng choé vừa tạo cảm giác dân dã vừa tạo chút hương cây cỏ tự nhiên.
  • Bước 3: Khi bắt đầu lấy cần, cầm cần ngắn phía có mấy lỗ nhỏ cắm từ từ xuyên qua lớp lá xuống tận đáy bình.
  • Bước 4: Bắt đầu đổ nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào đầy choé ngâm trước lúc uống 20 – 30 phút.
  • Người ta thường thắc mắc rượu cần để được bao lâu? Đối với rượu cần Chu Ru thì càng để lâu càng ngon, vị ngọt lịm thấm đẫm lòng người.

Bảo quản 

  • Để ở nơi khô ráo, thoáng mát

​​Người Mường có câu:

“Rượu nước vừa ăn vừa uống

Rượu cần vừa uống vừa nói chuyện.”

Có nghĩa là rượu trắng bình thường thì mọi người có thể vừa nhắm mồi vừa uống, riêng rượu cần thì vừa uống vừa nói chuyện. Rượu như một thức uống giải khát không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào dân tộc nơi đây. Rượu cần Chu Ru thường được sử dụng trong các lễ hội hay đãi khách quý, rượu thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Lâm Đồng, vì thế, đã uống rượu phải uống trọn cho say.

Để tận hưởng được hết vị ngon của rượu cần Chu Ru một trong những đặc sản Tây Nguyên nổi tiếng mà không cần phải đi xa thì hãy đến với đặc sản Chính Gốc. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất, giá tiền phải chăng cho các bạn. Xin các bạn hãy yên tâm!

 

Thảo Nguyễn

<Chính Gốc>

 

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.