Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Theo từng địa phương thì nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh. Theo y học cổ truyền nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, đầy hơi, bế kinh, hành kinh không thông.
Đặc sản Kon Tum nổi tiếng gần xa bởi vô vàng đặc sản của núi rừng lừng danh như thịt nai khô, thịt heo rừng. Bên cạnh đó nơi đây còn có những đặc sản đơn sơ nhưng lại mang giá trị cao cho sức khỏe, điển hình trong danh sách đó chính là đặc sản Nghệ Đen.
Đặc điểm của Nghệ Đen:
- Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Theo từng địa phương thì nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh.
- Cây nghệ đen mọc hoang ở khắp rừng núi Việt Nam, phát triển rất tốt ở vùng ven sông suối, vùng trung du có độ ẩm cao, đất màu mỡ tơi xốp. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm. Củ nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu.
Công dụng của nghệ đen:
- Theo y học cổ truyền nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, đầy hơi, bế kinh, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối).
- Trong Tây y, nghệ đen được sử dụng trong các đơn thuốc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà phê - bột nghệ đen hòa tan trong nước sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.
- Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, chữa các vết thâm tím trên da... Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh.
Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen:
- Bài 1: Chữa các triệu chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối, bế kinh, máu ra kéo dài. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh. Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Bài 2: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân nặng mùi: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 3: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mãn tính đường ruột. Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
- Bài 4: Trị đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.
- Bài 5: Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài 6: Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.
Đây là một số bài thuốc mang tính chất tham khảo, tùy mỗi người có cơ địa khác nhau, để phát huy hết công dụng của Nghệ đen, người bệnh nên sử dụng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
Bảo quản Nghệ Đen:
- Nghệ đen rất dễ bảo quản, tránh để nghệ đen nới ẩm ướt và nắng gắt thì nghệ sẽ sử dụng được lâu hơn.
Nghệ Đen là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày vì lợi ích to lớn của nó mang lại cho sức khỏe. Liên hệ ngay với Thiên đường đặc sản Chính Gốc để được sở hữu món đặc sản Tây Nguyên này một cách nhanh và uy tín nhất !
Vương Nguyễn
< Chính Gốc >