Quả chiều liêu hay có tên gọi khác là quả kha tử, quả tiếu, quả xàng, quả cà lích là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi tiêu chảy lâu ngày, chữa lỵ, kinh niên… và được người dân nơi đây xem là một món đặc sản Kon Tum.
Khi đặt chân đến Tây Nguyên bạn nên mua một ít quả kha tử nằm trong danh sách các đặc sản Tây Nguyên về cách dùng đề phòng viêm họng, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn và chống táo bón cho người thân bạn bè trong những chuyến đi chơi, đi công tác xa. Nó rất hữu hiệu, tiện dụng. Và bạn yên tâm khi đến với thiên đường mua sắm đặc sản Việt Nam, bạn sẽ có những gì bạn muốn.
Đặc điểm của quả kha tử
-
Qủa chiều liêu hay kha tử. Cây kha tử là một cây gỗ cao 15-20m, lá mọc đôi, cuống ngắn, hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Qủa với lớp vỏ màu nâu nhạt, hình trứng đường kính 2,5 - 3cm, có năm cánh dọc, nhọn hai đầu, trong chứ một hạt nhỏ cứng. Qủa chín vào khoảng tháng 9-10-11, lấy đem sấy khô làm thuốc.
-
Cây chiều liêu mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh Tây Nguyên nước ta. Trên thế giới, cây chiều liêu mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan…).
-
Qủa chiều liêu chứa các thành phần sau: Tanin 51,3% gồm các axit, galic, luteolic, chebulinic có tạc dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, vius); các chất chebutin, terchebin có tác dụng chống co thắt cơ trơn (trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày, ruột…). Và 30% chất săn, chất đặc trưng là là acid chebulinic, chebulin, acid chebulagic terchebin, acid shikimic; còn có 20-40% tanin với acid ellagic, acid gallic, acid quinic; sennoside A và tanase. Trong nhân có 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô.
Công dụng của quả kha tử
-
Xích bạch lỵ: 12 quả kha tử, 6 quả để sống, 6 quả để nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc cam thảo mà chiêu thuốc, nếu lỵ ra mùi, thì dùng nước sắc cam thảo chích.
-
Ho lâu ngày: Dùng kha tử, đang sâm mỗi vị 4g hòa với 400ml, còn ½ chia uống 2 lần.
-
Ỉa chảy lâu ngày: Kha tử 10g, tán bột, hòa với cháo ăn.
-
Chữa ho khan tiếng do phế hư: Kha tử giã dập, bỏ hạt 8g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc 3 nước, cô lại còn 200ml chia làm 4 lần uống trong ngày. Dùng thuốc đến khi nào khỏi.
-
Chữa ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn: Kha tử nướng chín bỏ hạt 8g, Hoàng liên 5g, mộc hương 5g làm bột mịn. Chia làm 3 uống trong ngày, chiêu với nước sôi để nguội.
-
Kha tử chữa viêm họng đỏ cho người lớn: Bổ quả Kha tử làm 4 miếng, mỗi lần ngậm 1 miếng, sau 10 phút nhấm nhẹ cho bong miếng hạt (bỏ hạt đi). Tiếp tục ngậm thịt quả và nuốt từng chút nước. Ngậm liên tục (hết miếng nọ đến miếng kia, trừ lúc ăn, uống, nói chuyện, giao tiếp với người khác); 24 giờ hết khoảng 2 - 4 quả (tùy quả to hay nhỏ), kết hợp dùng thuốc nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Vitamin A 5000UI x 1 viên/ngày, Vitamin C 100mg x 3 viên/lần x 3 lần/ngày. Mỗi liệu trình dùng thuốc từ 2 đến 5 ngày tùy từng trường hợp.
Phân loại kha tử
Dưới đây Chính Gốc chỉ liệt kê được một số loại
-
Terminalia alata (T. elliptica, T. tomentosa) – Chiều liêu đen.
-
Terminalia bellirica (Myrobalanus bellirica) – Bàng hôi, bàng mốc, Chiều liêu xanh, choại.
-
Terminalia catappa – Bàng, bàng biển.
-
Terminalia chebula (T. reticulata) – Chiều liêu hồng, xàng tiếu. Quả gọi là kha tử dùng làm thuốc trong Đông y.
-
Terminalia corticosa (T. mucronata): Chiều liêu ổi.
-
Terminalia hainanensis: Chiều liêu Hải Nam.
-
Terminalia nigrovenulosa: Chiều liêu nghệ, chiều liêu đỏ, chiều liêu gân đen, chiều liêu đồng.
-
Bảo quản trong lọ kín, khô, sạch không sợ mối.
Tuka<Chính Gốc>