Sâm Đương quy là loại cây sống lâu năm. Đương quy là một loại nhân sâm thần dược. Có tác dụng tăng trí nhớ, tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, kháng viêm, điều hòa hoạt động của tim rất tốt cho cơ thể.
Giới thiệu về Sâm Đương Quy
- Kon Tum là nơi sản sinh ra nhiều loại cây thần dược, bởi khí hậu ôn hòa không nơi nào có được. Có một loại thần dược có thể nói là “sâm nhung quế phụ” đặc sản Kon Tum đó là Sâm Đương Quy. Ngày nay Sâm Đương Quy đã được công nhận là Dược Thảo Chi Vương trong y học Á châu và nhiều nước khác không chỉ bởi hiệu quả sử dụng mà còn cả độ an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.
Đặc điểm Sâm Đương Quy
- Chắc hẳn ai cũng nghĩ tới Sâm chính là bài thuốc quý hiếm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thật sự là đúng như vậy. Ngay từ cái tên của nó cũng đủ thuyết phục người khác tin tưởng vào tác dụng tuyệt vời của nó. Đương là rễ phơi của cây đương quy. Quy tức là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
- Sâm Đương Quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Khi sử dụng thì người ta dùng rể cây đương quy. Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ.
Tác dụng Sâm Đương Quy
Sâm Đương Quy có thể nói là một vị thuốc rất phổ thông trong đông y, nó giúp chữa trị rất nhiều bệnh phụ nữ mà nhiều Sâm khác không thể chữa trị được như:
- Điều hòa kinh nguyệt, thông kinh, đau bụng kinh.
- Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo.
- Điều trị triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau ở rốn, phụ nữ vừa mới sinh.
- Trị khó đẻ, ngôi thai ngược ( cần dùng hằng ngày ).
- Trị sốt rét, ra mồ hôi trộm.
- Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống, động mạch vành, viêm tiền liệt tuyến, viêm gan mạn tính.
- Ngoài ra Sâm Đương Quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, đặc biệt là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính.
Cách chế biến Sâm đương quy
- Sâm Đương Quy được hái về sau đó bỏ lá đi, lấy phần rễ phơi khô rồi sử dụng.
Người dân vui mừng khi hái được Sâm Đương Quy
Cách sử dụng và bảo quản Sâm đương quy
Sâm Đương Quy có thể dùng để ngâm rượu hoặc có thể chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Đặc sản Chính Gốc xin chia sẻ cùng bạn một số món ăn kết hợp với Sâm Đinh Quy có hàm lượng chất dinh dưỡng cao:
Sâm Đương Quy hầm đuôi bò
- Bước 1: Rửa sạch đuôi bò, cạo bỏ lông, cắt thành khúc nhỏ. Rửa Sâm thật sạch.
- Bước 2: Cho đuôi bò vào hầm
- Bước 3: Lựa lúc đuôi bò sắp mềm, cho Sâm vào hâm cho đến khi cả 2 chín nhừ, nêm gia vị hợp với khẩu vị.
Tác dụng: Dưỡng tâm ích thận, cường gân tráng cốt, trị đau lưng.
Tim heo hầm Sâm Đương Quy
- Bước 1: Làm sạch tim heo, trụng qua nước sôi sau đó để ráo, sau đó khứa thành nhiều phiến. Rửa sạch Sâm.
- Bước 2: Nhồi Sâm vào bên trong quả tim heo, dùng tăm tre cố định lại.
- Bước 3: Đặt tim vào nồi tuy nhiên nếu dùng nồi đất sẽ tạo ra món ăn ngon hơn. Sau đó cho gừng, hành tỏi, cho ít rượu vào sau đó đem chưng cho đến khi tim và Sâm chín mềm.
Tác dụng: Trị chứng mất ngủ, dưỡng an cơ thể.
- Ngoài ra Sâm Đương Quy còn dùng để sắc thuốc uống. Sắc uống ngày 3 thang với 1,5 lit nước. Uống liền 3 đến 4 tuần sẽ thấy rõ kết quả.
- Cách bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm, mốc mọt.
Qua bài viết này chúng ta đã hiểu được công dụng tuyệt vời của Sâm Đương Quy đối với sức khỏe, nếu bạn muốn sở hữu đặc sản Tây Nguyên này mà phân vân không biết giá bao nhiêu hoặc mua ở đâu thì hãy liên hệ ngay với Chính Gốc để được câu giải đáp tốt nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Hồng Nhi
< Chính Gốc >