Xứ Gò Công – Tiền Giang xưa nay nổi tiếng với nhiều loại ẩm thực phong phú, đặc sắc. Trong đó có hai thương hiệu mắm nổi tiếng là Mắm Tôm Chà và Mắm Còng Lột. Mắm Tôm Chà thì có mọi mùa trong năm, riêng Mắm Còng Lột chỉ có vào 3 tháng trong năm, và với công nghệ ướp truyền thống cho loại Mắm Còng Lột thơm ngon ăn một lần sẽ nhớ mãi. Có hút chân không để đảm bảo không mùi khi mang đi nước ngoài.
Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Tuy nhiên, người xứ này chỉ dùng còng đỏ để làm mắm. Trong khắp các rừng lá, bãi ô-rô, mái dầm... nào cũng có rất nhiều còng khoét bùn làm ổ. Khi nước ròng, chúng bò lên kiếm mồi. Cứ đến mồng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) thì còng lột xác. Chúng bò lên khỏi hang, nằm trên mặt bùn, dưới gốc ô-rô hay mái dầm để từ từ lột xác. Cứ đến khoảng 1-2 giờ chiều thì chúng lột xong, hất vỏ ra ngoài, phơi tấm thân mềm mụp dưới ánh sáng và hấp thu không khí để đến chiều tối thì vỏ chúng cứng lại rồi bò trở xuống hang.
Những con còng nhỏ nhắn vùng nước mặn Gò Công (Tiền Giang) qua bàn tay chế biến khéo léo cùng bí quyết gia truyền mắm còng trở thành món ăn đặc sản của quê hương Gò Công, được nhiều người ưa thích, nhất là những ai đã lâu năm xa xứ, được thưởng thức món mắm còng ăn với bún, rau sống, thì sẽ nhớ đời và thèm về Gò Công để lần nữa thưởng thức hương vị quê nhà…
Điểm đặc biệt làm cho mắm còng trở nên nổi tiếng và ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi là do mắm còng được sản xuất rất công phu, quy trình sản xuất sạch, không sử dụng phẩm màu độc hại. các công đoạn làm mắm còng phải tỷ mỉ, con còng làm mắm phải tươi, về dùng sơ vừa rửa sạch những chất bám trên lưng còng, sau đó tách yếm, rửa lại nước muối giảm bớt mùi tanh của còng, đem còng ra phơi nắng. Làm mắm còng quan trọng nhất vẫn là công đoạn phơi nắng còng, lúc nào mà gặp thời tiết mát, còng sẽ bị hôi không làm được. Sau khi phơi nắng thấy còng khô teo thịt lại đem cho vào hũ, ướp gia vị vào để 45 ngày trở lên mới ăn được.
Nguyên liệu và cách chế biến Mắm Còng Lột
Nguyên liệu:
Còng lột, nước mắm, tỏi, ớt....
Cách làm Mắm Còng Lột
Thường có hai cách để làm Mắm Còng Lột.
Cách thứ nhất: Còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc lấy ra ăn thì trộn còng với chanh, dứa, đường, tỏi, ớt.
Cách thứ hai: Còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, nhúng nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, dứa, đường, tỏi, ớt... Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Gò Công. Muốn ăn mắm còng cho ngon phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống.
Mắm còng không quá mặn màu đen, mùi khá nồng dùng để làm nước chấm ăn với các món cuốn. Mắm còng không có màu sắc bắt mắt bằng mắm tôm chà Gò Công nhưng vị ngon thì không hề kém. Trong bữa tiệc của gia đình, chén mắm còng đặt cạnh dĩa bún trắng, cá lóc nướng trui và dĩa thịt ba rọi xắt mỏng thì sẽ nhanh chóng trở nên hấp dẫn. Mắm còng thường ăn kèm với nhiều món ăn khác như thịt vịt luộc chấm mắm còng.
Hạn sử dụng và cách bảo quản
3 tháng trong ngăn mát tủ lạnh
Hãy đến với Chính Gốc để được thưởng thức trọn vẹn những đặc sản các vùng miền và đặc biệt đó là đặc sản Tiền Giang với món Mắm Còng Lột được chế biến theo phương thức bí truyền. Mua và cùng thưởng thức đĩa Mắm Còng Lột nhâm nhi cùng ly rượu, lai rai dăm ba câu chuyện với bạn bè thì thật là hết ý.