Ớt Sa Tế là món ăn đặc sản Bình Định nổi tiếng, với hương vị cay cay, ấm nồng không nơi nào có được. Trong Ớt Sa Tế có nhiều vitamin A, vitamin C tốt cho cơ thể, giúp món ăn ngon hơn.
Đặc điểm Ớt Sa Tế
- Ớt Sa Tế là món ăn đặc sản Bình Định nổi tiếng, với hương vị cay cay, ấm nồng không nơi nào có được.
- Ớt Sa Tế không có mùi hăng, có vị hơi ngọt ngọt thơm thơm khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn và màu đỏ sẫm sẫm lại thêm bắt mắt.
- Trong Ớt Sa Tế có nhiều vitamin A, vitamin C. Chất cay trong quả Ớt có công dụng trị bệnh. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều vì có thể mắc bệnh đau dạ dày...
Nguyên liệu làm nên Ớt Sa Tế
- Nguyên liệu làm nên Ớt Sa Tế
- Ớt bột
- Củ riềng
- Hành tím nhỏ
- Tỏi
- Sả
- Tôm khô ( nếu có )
- Gia vị khác và lọ thủy tinh
Cách chế biến Ớt Sa Tế
- Bước 1: Ngâm Ớt bột với nước nóng. Tỏi lột vỏ, rửa sạch, tiếp theo cắt thành từng miếng nhỏ. Sả làm sạch, sau đó xắt mỏng sả. Có thể sử dụng Ớt tươi. Ớt tươi thì cắt nhỏ ra và xay nhuyễn.
- Bước 2: Cho chảo dầu ăn trên bếp sau đó cho sả vào xào và đảo liên tục, khi sả khô có thể cho thêm dầu ăn.
- Bước 3: Khi sả có màu vàng hơi đậm thì cho tỏi xay vào đảo cùng.
- Bước 4: Khi nào nghe mùi thơm của tỏi thì cho Ớt vào. Cho đường, muối, nước mắm vào và tiếp tục đảo đều.
- Bước 5: Khi Ớt sẫm màu thì tắt bếp để cho Ớt nguội dần.
- Bước 6: Khi Ớt đã nguội thì bạn cho vào hũ đậy kín.
Ớt Sa Tế
Cách sử dụng và bảo quản Ớt Sa Tế
- Cách nhận biết Ớt Sa Tế ngon là khi mở nắp ra sẽ thấy mùi thơm của giềng hòa quyệt với vị Ớt cay nồng.
- Có thể sử dụng Ớt Sa Tế ăn kèm với bún bò huế, đậu nhúng mắm, bánh canh, hủ tiếu…
- Ớt Sa Tế dùng làm gia vị để ướp thịt, cho vào nồi lẩu cũng rất ngon.
- Bảo quản Ớt Sa Tế ở nơi thoáng mát, đậy kín nắp, tránh ánh nắng mặt trời.
Nhanh tay đặt hàng tại Thiên đường mua sắm đặc sản Chính Gốc để có thể thưởng thức trọn vẹn đặc sản Bình Định cay nồng với món Ớt Sa Tế có một không hai theo cách chế biến theo phương thức bí truyền. Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được giao hàng tận nơi. Rất vui được phục vụ quý khách!
Hồng Nhi
< Chính Gốc >