Với tên gọi rượu thóc La Pán Tẩn nổi tiếng bốn phương nhờ mùi thơm vị ngon của nó, loại rượu này chỉ có ở huyện Mù Cang Chải nằm ở phía tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yến Bái khoảng 180km.
Du khách khi đi dọc theo quốc lộ 32 đến với tỉnh Yên Bái có làng Mù Cang Chải, ở đây không chỉ nổi tiếng với những rừng thông thơ mộng, khí hậu mát lành, mưa thuận gió hòa, quanh năm mây phủ với những thửa ruộng bậc thang đã từng bước đi vào tâm trí của du khách gần xa, mà nơi đây còn có một thứ đặc sản Miền Bắc nổi tiếng nằm ở xã La Pán Tẩn sản xuất ra loại rượu La Pán Tẩn cực ngon làm ấm lòng du khách khi đặt chân đên nơi đây.
Đặc điểm của Rượu Thóc La Pán Tẩn
-
Rượu La Pán Tẩn được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống, và cũng là nghề phổ biến của người Mông xã La Pán Tẩn - Mù Cang Chải có từ lâu đời.
-
Loại rượu này được chiết xuất từ những hạt thóc vàng của người Mông đây cũng là loại nguyên liệu chính để sản xuất ra loại rượu thóc một đặc sản riêng của người Mông và cũng là đặc sản của Yên Bái.
-
Men để làm loại rượu thóc này là loại men lá, nó không giống những loại men khác loại men này được chế biến rất công phu, mất rất nhiều thời gian đòi hỏi người làm men này phải khéo léo, tinh tế mới đạt chất lượng được.
-
Cách chế biến loại men lá chỉ có những người lớn tuổi mới biết, trước khi mất họ sẽ truyền lại cho con cháu đời sau, men được chế biến từ những thảo dược, nên những loại thảo dược này khi được ủ thành men nó sẽ trở thành những thứ thuốc quý như: phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, không gây đau đầu.
-
Rượu thóc La Pán Tẩn có hương vị rất riêng, khi uống có mùi ngai ngái hương rừng hòa quyện với hương thóc nương thơm dịu, dù nồng độ cao đến 40-45 độ nhưng khi uống đến mềm môi mà vẫn êm vẫn sảng khoái nhẹ nhỏm, không gây đau đầu như những loại rượu khác.
Quy trình sản xuất Rượu Thóc La Pán Tẩn
Để sản xuất được loại rượu này cần có những công cụ không thể thiếu được đó là: bếp lò được đắp bằng đất nung, thúng nung cách thủy làm bằng lõi cây gỗ quý lấy ở trên rừng có đường kính khoảng 60 - 70cm, chiều cao khoảng chừng 0,1m để chứa 30kg thóc mỗi lần, thóc này được thu hoạch từ những thửa ruộng bậc thang của người Mông; tiếp theo là phải có cái sàng để đổ thóc lên trên khi đun cách thủy; ống nứa để dẫn những giọt rượu ra sau khi được tiết chế ra; chảo để đựng nước đun cách thủy được làm bằng gang, có đường kính khoảng 0,1m.
Cách làm rượu thóc La Pán Tẩn
Bước 1: Ủ men
Bước 2: Lựa chọn thóc, thóc được lựa chọn từ những thửa ruộng bậc thang chín vàng chắc và đều nhau, thóc luộc chính sau đó cho vào chum ủ kính. Theo kinh nghiệm của người lớn tuổi khâu ủ thóc là khâu quan trọng nhất. Thóc được ủ tầm 10 -15 ngày, ủ càng lâu thì rượu càng ngon.
Bước 3: Rượu được châm cách thủy hai lần, lần thứ nhất là khử tạp và lọc cốt, lần thứ hai là ủ lạnh bằng những lá thông của núi rừng.
Cách thức sử dụng và bảo quản
Ngày xưa rượu là tinh hoa của trời đất chỉ dùng trong những bữa tiệc cưới, hỏi, đình, đám, … và để đãi khách quý. Đến nay nhờ được sự hổ trợ bảo tồn nghề truyền thống của nhà nước, đồng bào Mông xã La Pán Tẩn đã từng bước phát triển thức uống gia truyền này trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch. Với uy tín chất lượng rượu ngon số một trong vùng, rượu thóc La Pán Tẩn sẽ ngày được rất nhiều người khách biết đến. Thứ rượu thóc La Pán Tẩn này chỉ nấu được ở xã La Pán Tấn, rất nhiều người cũng đã thử học cách nấu rượu này nhưng khi về địa phương không bao giờ nấu được. Trước đây bạn phải đến xã Mù Cang Chải mới uống được loại rượu này, bây giờ thì đã khác khi bạn đến với đặc sản Chính Gốc dù bạn ở nơi đâu không quản ngại về khoảng cách địa lí bạn vẫn uống được loại rượu này chính gốc. Cam kết sẽ phục vụ quý khách tận tình.
Tuka<Chính Gốc>