chinhgoc.vn

Tiên phong đặc sản Việt Nam - 20.000 đã người sử dụng sản phẩm 0901148123

Hướng dẫn cách làm nước mắm cá cơm ngon tại nhà

Cá cơm được ngư danh đánh bắt vào tháng 7 tháng 8 âm lịch vào thời điểm đó những mẽ các cơm tươi đầy khoang không thể nào bán hết ở chợ, người dân miền biển đã nghĩ ra dùng cá cơm là mắm cái cá cơm và làm nước mắm cá cơm cất ăn dần. Nước mắm cá cơm tự làm không chỉ ngon lành, bổ dưỡng mà còn hợp với khẩu vị gia đình của người Miền Trung. Để có được những giọt nước mắm cá cơm thơm ngon đúng vị. Hôm nay blog kinh nghiệm hay của Chính Gốc.vn xin được hướng dẫn cách làm nước mắm cá cơm tại nhà qua 6 bước. Mời các bạn cùng theo dõi.

>>>Bài viết liên quan

nuoc mam ngon

Lu nước mắm ngon

Bước 1. Chọn nguyên liệu chuẩn để làm mắm

cach lam nuoc mam ca com

Cá cơm nguyên liệu làm nước mắm

  • Có nhiều loại cá để lựa chọn làm nước mắm như: cá biển, cá sông. Trong đó cá biển luôn được người ta lựa chọn để làm mắm. Về cá biển thì có nhiều loại như cá cơm, cá nục đều dùng làm nước mắm rất ngon. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là cá cơm vì trong cá cơm có hàm lượng đạm cao, mau phân hủy làm cho mắm nhanh chín và cho mùi hương dễ chịu hợp với khẩu vị truyền thống.

Bước 2. Dùng cá cơm làm mắm đúng mùa

  • Vào tháng 7 đến tháng 2 âm lịch thơi gian này là mua của cá cơm về. Trong đó thời điểm cá cơm béo và ngon nhất là tháng 10 – 12, lúc này những con cá trưởng thành to mập và đều nhau. Cá cơm sau khi đánh bắt về hoặc mua về thì chọn những tàu đánh bắt trong ngày, cá cơm sẽ có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn.

Bước 3. Cách ướp mắm cá cơm truyền thống

  • Theo các ướp cá truyền thông của dân ta thì tỉ lệ cá và muối là 4:1, tức 4kg cá tương ứng với 1kg muối trộn đều gọi là chượp cá.

Bước 4. Theo dõi kiểm soát màu, vị tự nhiên của nước mắm

  • Theo "tỉ lệ vàng" 4 -1 kinh nghiệm trong dân gian còn cho thêm 1 phần trái dứa (thơm, khóm) chín gọt vỏ bỏ mắt, xắt lát vào chượp với mắm. Và sơ đồ theo tỉ lệ là 4 - 1 - 1 (tức 4 cá, 1 muối, 1 dứa) được nhiều người ví là "kim cương". Một số kinh nghiệm khác người ta cho vào chượp một ít mật ong hoặc nước đường. Thơm, nước đường, mật ong có tác dụng giúp nước mắm dậy mùi thơm đặc trưng, đồng thời cho màu cánh dán đẹp và cân bằng độ mặn cho nước mắm.

Bước 5. Chuẩn bị dụng cụ chứa đựng

  • Một số dụng cụ đựng nước mắm nhu lu, mái, kiệu tùy theo khối lượng cá và muối. Theo những người thợ lành nghề họ thường dùng kiệu để ướp mắm. Vì kiệu được làm bằng đất nung sẽ an toàn tốt cho sức khỏe hơn dùng dụng cụ khác như mái xi măng hoặc đồ nhựa.
  • Dụng cụ phải chuẩn bị sẵn trước khi bỏ cá vào sẽ tránh vất vả sang chiếc sau này. Phía dưới đáy lu lót một lớp cát, sạn hoặc cỏ tranh, kế đến theo thứ tự là sỏi nhỏ, sỏi lớn, đá nhỏ, đá lớn. Những lớp lược này có tác dụng giúp chặn cặn bã cho nước mắm trong không lẩn bợn khi dùng.

Bước 6. Cách sử dụng và bảo quản

  • Chượp sau khi được ủ trong vòng một năm có thể hơn thì ăn được tùy theo cách làm để ngoài nắng hay trong mát mà không cần phải đun hoặc nấu. Chượp để càng lâu thì nước mắm càng thơm ngon do cá thủy phân hoàn toàn. Nhớ đậy đệm cá cẩn thận tránh mối, chuột bọ, ruồi nhặng, bụi bẩn,...rơi vào làm mắm bị hư. Kinh nghiệm bạn muốn chượp cho mau tan thì cứ khoảng nửa tháng khuấy đảo chượp một lần. Làm vậy giúp cá nhanh phân hủy và chất lượng nước mắm sẽ được đồng đều.

Nước mắm đạt chất lượng

  • Nước mắm ngon đạt chất lượng phải có màu từ cánh dán đến màu vàng rơm tùy vào nguyên liệu làm nước mắm và điều kiện thời tiết. Nước mắm ngon mang mùi thơm đặc trưng không quá nặng mùi. Nhắm vào có vị mặn ở đầu lưỡi, vừa miệng và hậu ngọt tự nhiên mà không cần bất cứ một loại gia vị bổ sung nào khác.

Theo Tuka

 

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.